Uống sữa hạt có tốt không? Đây là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc, vậy hãy cùng Thuần Chay đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhé!
Sữa hạt là một thực phẩm phổ biến được làm từ các loại hạt như hạnh nhân, hạt chia, hạt lanh và hạt óc chó. Sữa hạt được biết đến là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào, hương vị thơm ngon, khá dễ uống lại tốt cho sức khỏe. Để biết thêm các lợi ích của sữa hạt cũng như lưu ý khi sử dụng sữa hạt, mời các bạn cùng Thuần Chay theo dõi ngay sau đây nhé!
Mục lục
- 1 Sữa hạt là gì?
- 2 Uống sữa có hạt có tốt không?
- 3 Lợi ích của sữa hạt đối với sức khỏe
- 3.1 2.1. Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
- 3.2 2.2. Cải thiện sức khỏe tim mạch
- 3.3 2.3. Tăng cường thị lực
- 3.4 2.4. Hỗ trợ quá trình đông máu
- 3.5 2.5. Kiểm soát lượng đường trong máu
- 3.6 2.6. Bảo vệ hệ miễn dịch
- 3.7 2.7. Cung cấp dinh dưỡng dồi dào
- 3.8 2.8. Thúc đẩy hoạt động hệ tiêu hóa
- 3.9 2.9. Nuôi dưỡng làn da và hệ xương chắc khỏe
- 3.10 2.10. Duy trì cân nặng
- 3.11 2.11. Hỗ trợ tình trạng thiếu máu
- 4 Lưu ý khi sử dụng sữa hạt
- 5 Hướng dẫn sử dụng sữa hạt đúng cách
- 6 Một số câu hỏi thường gặp về sữa hạt
Sữa hạt là gì?
Sữa hạt là một loại sữa được sản xuất từ các loại hạt thiên nhiên như đậu nành, hạnh nhân, óc chó, gạo lứt, đậu xanh,… Giá trị dinh dưỡng của sữa hạt hoàn toàn không thua kém các loại hạt nguyên bản.
Trong loại sữa này chứa rất đa dạng các dưỡng chất thiết yếu bao gồm protein, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Vì vậy, đây là thực phẩm được rất nhiều chuyên gia khuyến nghị bạn nên bổ sung trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
Uống sữa có hạt có tốt không?
Sữa hạt rất ngon và giàu dưỡng chất tuy nhiên bạn cũng không nên sử dụng quá nhiều sữa trong ngày. Tốt nhất, bạn chỉ nên uống 200 – 250 ml/lần và không nên uống quá 1 lít sữa hạt mỗi ngày.
Sữa hạt thường chứa nhiều chất dinh dưỡng cũng như chất béo tốt, khi bạn nạp vào cơ thể quá nhiều cùng một lúc, dưỡng chất sẽ không được hấp thụ và ngược lại chúng còn đào thải ra ngoài để đưa cơ thể về trạng thái cân bằng. Đó là lý do mà nhiều người uống sữa hạt không đúng lượng thường gặp tình trạng tiêu chảy, nôn mửa,… Chính vì vậy, sữa hạt tốt cho sức khoẻ nhưng cần sử dụng đúng và phù hợp để lợi ích sữa hạt được phát huy tốt nhất cho cơ thể.
Lợi ích của sữa hạt đối với sức khỏe
Với thành phần chính là các loại hạt thiên nhiên, sữa hạt mang đến các lợi ích tuyệt vời như:
2.1. Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
Trong sữa hạt chứa axit anacardic có dạng chất lỏng màu vàng và được tìm thấy trong vỏ hạt điều. Đây là thành phần có đặc tính chống ung thư hiệu quả, sử dụng sữa hạt mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa sự hình thành các tế bào ung thư.
2.2. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Sữa hạt chứa hàm lượng kali và magie cao, đây là hai khoáng chất thiết yếu giúp duy trì hoạt động của cơ thể, đóng vai trò trong việc thư giãn cơ tim, giảm nhẹ huyết áp, duy trì sự ổn định sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó các vitamin E, axit béo omega-3, chất xơ và chất béo không bão hòa có trong sữa còn giúp cơ thể giảm lượng cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
2.3. Tăng cường thị lực
Lutein và zeaxanthin là hai hợp chất carotenoid chiếm tỷ lệ cao nhất ở điểm vàng của mắt và não, thường dùng trong điều trị các bệnh về mắt. Hai thành phần này thường được tìm thấy trong hạt ngũ cốc, vì vậy khi sử dụng sữa hạt sẽ chống quá trình oxy hóa, cải thiện hàm lượng sắc tố vàng ở mắt từ đó tăng cường sức khỏe mắt.
2.4. Hỗ trợ quá trình đông máu
Vitamin K chính là nhân tố chính giúp kích thích các protein hình thành các cục máu đông, cơ chế này giúp bảo vệ cơ thể khi gặp chấn thương. Và sữa hạt chính là một trong những nguồn bổ sung vitamin K đơn giản cũng như nhanh chóng nhất.
2.5. Kiểm soát lượng đường trong máu
Các loại hạt ngũ cốc chứa hàm lượng đường thấp. Nếu ống sữa hạt đúng cách sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng đường đưa vào cơ thể, tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ giảm cân, thích hợp sử dụng cho người mắc bệnh tiểu đường, người béo phì và người đang ăn kiêng.
2.6. Bảo vệ hệ miễn dịch
Hạt hạnh nhân, đậu phộng, hạt dẻ và hạt hướng dương là những nguồn tự nhiên cung cấp hàm lượng vitamin E, vitamin C cao cho cơ thể. Những chất này có đặc tính chống oxy hóa, bảo vệ tế bào chống lại tác hại tiêu cực của các gốc tự do gây ra và tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.
2.7. Cung cấp dinh dưỡng dồi dào
Ngoài các loại vitamin và khoáng chất phong phú như vitamin E, C, kali, magie, protein, chất xơ đã đề cập ở trên, trong sữa hạt còn chứa lượng đạm và chất béo dồi dào, bổ sung năng lượng giúp cơ thể hoạt động khỏe khoắn.
2.8. Thúc đẩy hoạt động hệ tiêu hóa
Nhờ việc chứa hàm lượng chất xơ hòa tan cao, sữa hạt giúp hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, đồng thời cải thiện và thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra ổn định.
2.9. Nuôi dưỡng làn da và hệ xương chắc khỏe
Một số loại sữa hạt như sữa đậu đậu đen, sữa đậu nành đậu đỏ, sữa đậu nành, sữa hạt sen, sữa óc chó, sữa hạt điều,… chứa hàm lượng canxi, protein, kẽm, sát và phốt pho cao. Đây là những dưỡng chất hỗ trợ quá trình xây dựng và duy trì cấu trúc xương, ngăn ngừa loãng xương, cải thiện khả năng đàn hồi giúp xương phát triển ổn định.
Bên cạnh đó sữa hạt còn giúp làm đẹp da nhờ thành phần chứa các chất chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa da như vitamin C, B và các loại khoáng chất thiết yếu như đồng giúp kích thích việc sản xuất collagen và elastin, tăng độ đàn hồi, giúp da trở nên tươi trẻ, rạng rỡ hơn.
2.10. Duy trì cân nặng
Bạn nên dùng sữa hạt không đường để tạo cảm giác no lâu, giảm sự thèm ăn và nhờ vậy mà duy trì cân nặng ở mức ổn định. Nếu sử dụng sữa hạt có đường đồng nghĩa với việc bạn đang nạp thêm calo vào cơ thể và điều này sẽ khiến bạn tăng cân.
2.11. Hỗ trợ tình trạng thiếu máu
Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu tạo máu, thiếu sắt dẫn đến cơ thể bị thiếu máu, làm suy nhược cơ thể, người gầy gò, xanh xao. Trong sữa hạt nhất là các loại như điều, hạnh nhân, hạt dẻ, óc chó, đậu phộng chứa một lượng sát dồi dào, hỗ trợ tình trạng thiếu máu hiệu quả và an toàn.
Lưu ý khi sử dụng sữa hạt
Mặc dù sữa hạt mang lại giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên khi sử dụng sữa hạt bạn cần lưu ý một vài tiêu chí sau để đảm bảo an toàn khi sử dụng và tránh những tác dụng phụ không mong muốn:
- Không nên cho các bé dưới 5 tuổi uống sữa hạt thường xuyên vì có thể sữa thiếu các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như canxi và vitamin D.
- Lựa chọn loại sữa hạt phù hợp để tránh gây kích ứng vì tùy vào cơ địa hoặc yếu tố bẩm sinh mà một số bé sẽ bị dị ứng với đậu phộng, hạt điều,…
- Đối với trẻ em thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sữa hạt thay cho sữa bột, sữa bột pha sẵn. Bởi việc sử dụng sữa hạt kèm một chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ khiến trẻ gặp tình trạng nhẹ cân, thấp còi.
- Mua sản phẩm tại các cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng, tránh mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng.
Hướng dẫn sử dụng sữa hạt đúng cách
Mặc dù sữa hạt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng khi sử dụng, cần để tuân thủ liều lượng và cách sử dụng để đảm bảo đạt được hiệu quả tối đa.
Thời điểm nào nên uống sữa hạt
Thời điểm tốt nhất để uống sữa hạt là vào bữa sáng hoặc bữa trưa, nhằm kích thích hệ tiêu hóa. Bạn cũng có thể uống sữa sau khi đã ăn xong 2 bữa này để làm món tráng miệng.
Hạn chế việc uống sữa hạt vào buổi tối để tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Bởi vì loại sữa này giàu dinh dưỡng, việc tiêu thụ nó có thể tăng cường mức năng lượng và gây khó ngủ vào ban đêm.
Ai không nên uống sữa hạt?
Một số người không nên sử dụng sữa hạt, bao gồm:
- Người có vấn đề về dạ dày: Sữa hạt có thể gây khó tiêu, đầy hơi hoặc kích ứng dạ dày và đường ruột, dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn và tiêu chảy.
- Người bị bệnh gout: Sữa hạt thường chứa purine, một chất có thể làm tăng mức axit uric trong cơ thể, làm tăng nguy cơ đau nhức do bệnh gout.
- Người mới phẫu thuật: Sau phẫu thuật, hệ tiêu hóa thường yếu và nhạy cảm. Sử dụng sữa hạt trong giai đoạn này khiến cơ thể dễ bị kích ứng.
- Người đang dùng thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc kháng sinh có thể tương tác với thành phần trong sữa hạt, làm giảm hiệu quả của cả hai.
- Người thiếu máu, cơ thể suy nhược: Đối tượng này không nên sử dụng sữa hạt vì có thể làm bệnh thêm nặng hơn.
- Trẻ em dưới 1 tuổi: Vì có thể gây ra các trường hợp dị ứng với trẻ không thể hấp thu chất dinh dưỡng từ loại sữa này.
Gợi ý các cách làm sữa hạt tốt cho sức khỏe
Sữa đậu nành
Nguyên liệu: 50g đậu nành, đường ăn kiêng.
Cách làm:
- Ngâm đậu nành với nước khoảng 5 tiếng, rửa sạch, để ráo nước.
- Xay nhuyễn đậu với khoảng 1000ml nước.
- Nấu sữa, lót 1 lớp vải mỏng trên nồi để lọc hỗn hợp đã xay nhuyễn.
- Sau khi lọc, đun sôi kỹ với lửa vừa trong khoảng 15 phút.
- Thêm lượng đường vừa đủ, khuấy đều và tắt bếp là hoàn thành.
Sữa hạt chia
Nguyên liệu: 6 muỗng yến mạch, 2 muỗng hạt chia và đường ăn kiêng.
Cách làm:
- Ngâm yến mạch với nước khoảng 4 tiếng, rửa sạch rồi để ráo nước.
- Xay nhuyễn yến mạch với khoảng 800 ml nước.
- Nấu sữa, lót 1 lớp vải mỏng trên nồi để lọc hỗn hợp đã xay.
- Sau khi lọc, đun với lửa vừa trong khoảng 15 phút.
- Thêm lượng đường vừa đủ, thêm hạt chia, khuấy đều rồi tắt bếp.
Sữa hạt óc chó
Nguyên liệu: 50g hạt óc chó, vani, đường ăn kiêng.
Cách làm:
- Ngâm hạt óc chó với nước khoảng 5 tiếng, rửa sạch, để ráo nước.
- Xay nhuyễn hạt óc chó với khoảng 1000ml nước.
- Cho hỗn hợp đã xay nhuyễn vào nồi và đun với lửa vừa trong khoảng 10 phút.
- Thêm đường và vani vào nồi, khuấy đều và tắt bếp.
Sữa hạt hạnh nhân
Nguyên liệu: 100g hạnh nhân và đường ăn kiêng.
Cách làm:
- Ngâm hạnh nhân với nước khoảng 4 tiếng, bóc lớp vỏ ngoài, rửa sạch, để ráo nước.
- Rang hạnh nhân với lửa nhỏ trong khoảng 5 phút đến khi có mùi thơm.
- Xay nhuyễn hạnh nhân với khoảng 1000ml nước.
- Cho hỗn hợp vào nồi và đun với lửa vừa trong khoảng 15 phút, thêm đường vào và tắt bếp.
Có thể bạn quan tâm: 26 Cách Làm Sữa Hạt Dinh Dưỡng, Không Bị Tách Nước
Một số câu hỏi thường gặp về sữa hạt
5.1. Uống sữa hạt hàng ngày có tốt không?
Bạn có thể uống sữa hạt mỗi ngày nhưng không nên quá lạm dụng. Bởi vì chế độ dinh dưỡng nghiên về một thực phẩm duy nhất nhiều cũng sẽ không có lợi cho sức khỏe của bạn. Ngoài sữa hạt, bạn cũng cần phải ăn thêm những thực phẩm thiết yếu khác bao gồm thịt, cá, trứng và rau củ quả để cơ thể luôn khỏe mạnh.
5.2. Nên uống sữa hạt lúc nào là tốt nhất?
Uống sữa hạt vào buổi ăn sáng hoặc buổi ăn trưa sẽ giúp hệ tiêu hóa bạn hoạt động trơn tru hơn. Bên cạnh đó, sử dụng loại sữa này sau 2 bữa chính và trưa như một món tráng miệng cũng rất tốt.
Có thể bạn quan tâm: Hạt Macca Và 10 Giá Trị Dinh Dưỡng Tốt Cho Sức Khoẻ