Tầm Quan Trọng Của Kẽm Đối Với Trí Tuệ, Sự Nhận Thức, Quá Trình Phát Triển Và Tăng Trưởng Của Con Người

Tầm Quan Trọng Của Kẽm

Thiếu kẽm được xem là một trong những vấn đề quan trọng đang xảy ra ở mọi quốc gia trên toàn thế giới, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã từng thông báo về tỷ lệ thiếu kẽm trên toàn cầu đang đạt ngưỡng hơn 30%. Nếu bạn chỉ đơn thuần là đang ăn những thực phẩm bổ dưỡng và nghĩ rằng chúng sẽ cung cấp cho cơ thể bạn tất cả các loại chất dinh dưỡng cần thiết thì có lẽ bạn cũng đang nằm trong nhóm những người đang thiếu đi loại dưỡng chất này.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng công bố thông tin về tỷ lệ thiếu kẽm trên toàn cầu lên đến mức hơn 30%

 

Tình trạng của việc thiếu kẽm hiện nay

Kẽm nằm trong danh mục một trong những vi chất dinh dưỡng thiếu hụt phổ biến nhất hiện nay. Theo Annals of Nutrition & Metabolism công bố thì ngoài hàm lượng sắt, i-ốt, folate và vitamin A thì thiếu kẽm cũng ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng và phát triển của sự nhận thức, trí tuệ, biến chứng chu sinh, tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong.

Đây còn là còn là nguyên nhân gây ra 176.000 ca tử vong do tiêu chảy, 408.000 ca tử vong do viêm phổi và 207.000 ca tử vong do sốt rét, số lượng các ca tử vong đa phần xảy ra ở các nước như Châu Phi, Đông Địa Trung Hải và Đông Nam Á.

 

Thiếu hụt kẽm là một trong những tình trạng phổ biến nhất trên toàn thế giới

 

Một số nhóm đối tượng sau đây là những người dễ mắc phải tình trạng thiếu kẽm nhất:

  • Người nghiện rượu: khả năng hấp thụ của cơ thể kém, nghiện rượu lâu dài đồng nghĩa với một cơ thể thiếu hụt lượng kẽm trầm trọng.
  • Người bệnh tiểu đường: cần sử dụng hàm lượng phù hợp với thể trạng để tránh việc kẽm có khả năng làm giảm lượng đường đột ngột nếu dùng quá liều lượng cho phép.
  • Chạy thận nhân tạo:  những người nằm trong nhóm đối tượng này cũng cần được bổ sung thêm kẽm trong quá trình điều trị.
  • HIV: một loại vi-rút gây suy giảm chức năng miễn dịch trầm trọng, vì thế cho nên việc bổ sung kẽm ở nhóm người mắc phải bệnh HIV cần được sự tư vấn từ các vị bác sĩ chuyên môn.
  • Hội chứng hấp thụ chất dinh dưỡng: đây là một trong những trường hợp có khả năng cao thiếu kẽm.
  • Trẻ sinh non, nhẹ cân, mới biết đi, phụ nữ có thai và cho con bú, người suy dinh dưỡng, mắc phải triệu chứng rối loạn ăn uống, tiêu chảy nặng và dai dẳng, bệnh viêm ruột, bệnh thận mãn tính, thiếu máu hồng cầu hình liềm, người từ 65 tuổi trở lên… là những trường hợp cần lưu ý về việc cung cấp đủ kẽm cho cơ thể.
  • Người ăn chay là trường hợp đặc biệt hơn: lượng kẽm cần tiêu thụ đối với nhóm người này lớn hơn đến 50% đối với những người không ăn chay, bởi vì nồng độ axit phytic có từ các loại sản phẩm như ngũ cốc và các loại đậu sẽ làm giảm sự hấp thụ kẽm.

Tác hại

Ảnh hưởng hệ thần kinh

Nồng độ kẽm trong cơ thể thấp có liên quan trực tiếp đến khả năng quan sát, chú ý, chức năng vận động của trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến trưởng thành. 

Nồng độ kẽm trong có liên quan trực tiếp đến những chức năng hệ thần kinh của trẻ nhỏ

 

Kết quả của một cuộc nghiên cứu từ Trung Quốc đã được công bố trên tạp chí Dinh Dưỡng Lâm Sàng Hoa Kỳ đã cho thấy rằng, chỉ cần bổ sung kẽm ở mức 50% so với mức khuyến nghị hàng ngày cũng đã có thể cải thiện được sự quan sát và chú ý.

Bổ sung chất vi lượng này đúng cách cũng là điều mà bạn nên tìm hiểu và thực hiện cho đúng. Kẽm sẽ được hấp thu vào cơ thể một cách tốt nhất khi chúng được cân bằng với các chất dinh dưỡng khác, và chắc chắn rằng những loại thực phẩm toàn phần sẽ là một cách tốt nhất để bạn thực hiện điều này. 

Suy yếu hệ thống miễn dịch

Kẽm đóng góp vai trò trong sự phát triển và biệt hoá tế bào T vào các tế bào bạch cầu mà cơ thể chúng ta cần để phòng ngừa các loại bệnh tật. Ngoài ra, chất này còn góp phần trong quá trình Apoptosis hình thành để tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại và nguy hiểm, tế bào ung thư và chức năng bảo vệ màng tế bào.

Loại vi chất này đóng góp vào quá trình Apoptosis, tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại trong cơ thể

 

Kẽm cũng là một trong những thành phần quan trọng trong cấu trúc của một loạt các loại hormone và protein, giúp cơ thể tăng cường sức khoẻ thể chất, cân bằng tâm trạng và chức năng miễn dịch.

Tiêu chảy

Thiếu kẽm sẽ có nguy cơ gây nên sự suy giảm của hệ thống miễn dịch, từ đó các chứng bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy sẽ có thể xảy ra cho bạn. Điều này đã từng xảy đến với gần 2 triệu trẻ em ở các đất nước đang phát triển trong mỗi năm, trẻ em ở những nơi ấy dễ nhiễm coli và một số bệnh liên quan đến sự nhiễm trùng do các loại vi khuẩn độc hại.

Dị ứng

Tình trạng căng thẳng lâu dài sẽ là một trong những nguyên nhân khiến cho tuyến thượng thận bị ảnh hưởng xấu dẫn đến việc thiếu hụt canxi, magiê và kẽm. 

Các loại vi chất dinh dưỡng trên đều cần thiết để cơ thể có thể lưu trữ lượng histamine tốt hơn, việc thiếu kẽm sẽ làm lượng histamine giải phóng vào các chất lỏng mô xung quanh gây nên nhiều triệu chứng phổ biến liên quan đến dị ứng như chảy nước mũi, hắt hơi và nổi mề đay… Chúng còn khiến cơ thể bạn trở nên rất nhạy cảm với các phản ứng dị ứng hơn người bình thường. 

Thiếu kẽm khiến cơ thể bạn trở nên nhạy cảm hơn với mọi sự thay đổi từ môi trường xung quanh

Tóc mỏng

Tuyến thượng thận mệt mỏi do thiếu kẽm sẽ là nguyên nhân gây nên chứng suy giáp, đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến độ dày của tóc và rụng tóc mà nhiều người thường không để ý đến. Theo các nhà nghiên cứu Ấn Độ, hormone tuyến giáp rất cần thiết cho sự hấp thụ chất này của cơ thể, suy giáp có thể là nguyên nhân gây ra rụng tóc và không cải thiện  được với thyroxine.

Tuyến giáp hoạt động tốt sẽ giúp cơ thể cơ thể hấp thụ kẽm tốt hơn

Ruột bị “rò rỉ”, mụn trứng cá hoặc phát ban

Thiếu kẽm có liên quan mật thiết đến quá trình chữa lành vết thương và một số biểu hiện khác xảy ra trên da của bạn như mụn trứng cá hoặc phát ban. Điều này còn gây ảnh hưởng đến ruột, hay còn được gọi là “tính thấm của ruột” gây nên một số triệu chứng xấu cho sức khoẻ chung như khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém, rối loạn da, dị ứng, bệnh tự miễn dịch và các vấn đề liên quan đến tuyến giáp.

Bổ sung kẽm đầy đủ giúp tăng khả năng chữa lành cho cơ thể

Khắc phục tình trạng thiếu kẽm

Tương tự như những cách khắc phục các loại dưỡng chất khác, để có thể bổ sung đủ lượng kẽm trong huyết thanh thì bạn cần tiêu thụ thường xuyên những loại thực phẩm giàu chất này.

Các nguồn thực phẩm từ ngũ cốc, đậu, trái cây và rau quả… ở một số loại khác nhau đều có chứa rất nhiều kẽm. Tính sinh học của kẽm từ những loại thực phẩm này cũng cao hơn các loại khác vì hàm lượng axit phytic mà chúng có được.

Đối với những người ăn chay hoặc thuần chay, việc tiêu thụ này phải cần được tăng hơn 50% so với những người có chế độ ăn bình thường khác. Bạn có thể ngâm hoặc làm nảy mầm các loại đậu để cải thiện được hàm lượng kẽm có trong chúng.

Có thể bạn quan tâm:

 

Nguồn: draxe.com, wikipedia.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DANH MỤC SẢN PHẨM