
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã từng nói về trường hợp thiếu i-ốt ở trẻ em là một trong những vấn đề phổ biến nhất trên toàn thế giới. I-ốt là một khoáng chất vi lượng thiết yếu cho những loại hormone có chức năng điều chỉnh các hoạt động trong quá trình trao đổi chất của cơ thể người, đồng thời chúng cũng là chất có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của các cơ quan và đặc biệt là não bộ.
Thiếu i-ốt là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bướu cổ
I-ốt quan trọng như thế nào đến sức khoẻ của chúng ta?
Theo báo cáo của The National Health Nutritional Examination Survey thì nhìn chung, nồng độ i-ốt trên tính trên toàn thế giới đã giảm khoảng 50% trong vòng 30 năm qua. Thuật ngữ rối loạn i-ốt cũng đã được đặt ra để nhằm miêu tả về tình trạng này, điều này có thể cho chúng ta thấy được đây là một tình trạng xảy ra rất phổ biến trên toàn thế giới.
Bạn sẽ có thể gặp phải một số triệu chứng rối loạn khi cơ thể bị thiếu hụt đi lượng khoáng chất này, cụ thể hơn đó là tình trạng suy giáp, tăng cholesterol, bướu cổ, đần độn, giảm tỷ lệ sinh, tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ, xơ vữa động mạch, ung thư vú..
Khi lượng i-ốt trong cơ thể ở mức thấp nghiêm trọng, tuyến giáp sẽ bị sưng lên với các nốt sần, chúng ta gọi chúng là bướu cổ và lý do mà những cục bướu ấy hình thành nên là để có thể hấp thụ càng nhiều i-ốt càng tốt. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)đã đặt ra mức tối thiểu mà cơ thể con người cần hấp thụ lượng i-ốt mỗi ngày là 150mg.
Những nguyên nhân khiến con người thiếu i-ốt
Chế độ ăn uống
Có thể nói, trong những trường hợp cơ thể người bị thiếu đi loại khoáng chất này thì đa phần là do họ có một chế độ ăn uống không cân bằng, thiếu khoa học. Vấn đề này còn xảy ra đối với những khu vực miền núi, thường xuyên ngập lụt, bởi vì những loại thực phẩm được trồng ở những khu vực này thường sẽ bị thiếu đi lượng i-ốt, vật nuôi và những người dân sinh sống tại các nơi ấy cũng sẽ bị ảnh hưởng chung.
I-ốt chỉ có được khi các loại thực phẩm ấy được thu hoạch từ các vùng đất có chứa loại khoáng chất này
Không giống như các loại khoáng chất khác như canxi, sắt và vitamin, i-ốt không có sẵn trong các loại thực phẩm cụ thể nào mà chúng có từ trong đất và chỉ những loại cây lượng thực được trồng trực tiếp trên vùng đất ấy mới có thể có được i-ốt. Năm 1920, Thuỵ Sĩ là một trong những quốc gia đi đầu trong việc dùng muối ăn để tăng cường i-ốt cho người dân để có thể giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh đần độn và bướu cổ.
Trong khoảng giai đoạn 1970-1980, các nhà khoa học đã nói về việc những phụ nữ có thể bổ sung i-ốt trước và trong khi mang thai sẽ có thể cải thiện chức năng nhận thức cho những đứa trẻ sơ sinh, điều này đồng nghĩa với tỷ lệ mắc chứng bệnh đần độn của toàn dân cũng sẽ được giảm theo.
Thiếu Selen
Thiếu i-ốt cùng với selen sẽ là nguyên nhân chính khiến cho tuyến giáp của bạn mất cân bằng và dẫn đến bệnh bướu cổ, nguyên nhân là vì tuyến giáp cần đủ lượng selen và i-ốt để sản xuất đủ lượng hormone cần thiết. Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng selen, tuyến giáp sẽ phải hoạt động “chăm chỉ” hơn, cơ thể sẽ khó khăn hơn trong việc thay đổi các hormone này thành các dạng để phục vụ cho những tế bào cần thiết.
Phụ nữ mang thai và khói thuốc lá
Thiếu i-ốt trong thời kỳ mang thai có thể sẽ khiến trẻ sơ sinh giảm đi sự phát triển về tinh thần, suy giảm chức năng não và thể chất còi cọc.
Hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc lá là hoàn toàn có hại, điều này làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ i-ốt của cơ thể
Trong khói thuốc lá có chứa một hợp chất gọi là thiocyanate, chúng gây ức chế khả năng hấp thụ i-ốt. Các chất khác từ khói thuốc lá cũng sẽ có khả năng làm suy giảm chức năng tuyến giáp, ngăn chặn hoạt động của hormone tuyến giáp.
Nguồn nước
Florua và clo có trong nước máy là những chất có thể gây ức chế cho việc hấp thụ i-ốt của cơ thể. Một nghiên cứu được thực hiện qua bài kiếm tra trí thông minh Wechsler để xác định chỉ số IQ trên tổng 329 trẻ em từ 8-14 tuổi cho thấy, trong số 9 ngôi làng nơi các bé đang sinh sống thì có đến 7 ngôi làng có hàm lượng florua cao trong nước. Khi thực hiện thí nghiệm, họ nhận ra chỉ số IQ của các trẻ em từ những ngôi làng ấy thấp hơn so với các làng còn lại.
Lượng florua và clo trong nguồn nước máy là một nguyên nhân khác làm thiếu hụt i-ốt, gây nên những vấn đề liên quan đến khả năng nhận thức, tư duy của trẻ nhỏ
Thực phẩm chứa Goitrogen
Thói quen ăn những loại rau sống thuộc họ Brassica như súp lơ, bông cải xanh, cải xoăn, bắp cải, đậu nành..có thể làm ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp của bạn bởi lượng goitrogen có trong chúng. Cách tốt nhất để giúp bạn có thể tránh khỏi tình trạng này đó là hãy nấu chín chúng hoàn toàn.
Làm thế nào để cải thiện tình trạng thiếu i-ốt?
Tìm hiểu, lựa chọn và sử dụng những nguồn thực phẩm có chứa i-ốt là cách tiên quyết giúp bạn có thể ngăn ngừa được nguy cơ mắc phải tình trạng này. Bạn nên tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng hoặc tìm hiểu kỹ những loại thực phẩm chứa chất này. Tảo bẹ là một trong những nhóm thực phẩm có lượng i-ốt cao nhất trên thế giới.
Hàm lượng i-ốt có trong rau và trái cây sẽ có sự khác biệt tuỳ vào điều kiện trồng trọt của mỗi loại. Những loại thực phẩm như rong biển, quả nam việt quất, khoai tây..là những loại mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy và bổ sung chúng trong mọi bữa ăn để có thể đảm bảo đủ lượng i-ốt cần thiết cho cơ thể.
Rong biển là nguồn thực phẩm thực vật giúp cho bạn có thể bổ sung đủ lượng i-ốt cần thiết cho cơ thể, nhất là đối với những người chế độ kiêng, ăn chay hoặc thuần chay
Muối i-ốt cũng là một cách phổ biến mà mọi người thường áp dụng, tuy nhiên có một cách tốt hơn để bạn cân bằng được đủ lượng chất này cho cơ thể đó là dùng muối biển thay vì muối ăn thông thường vì chúng có thể sẽ làm dư lượng i-ốt cần thiết.
Nguồn: draxe.com, wikipedia.org
Có thể bạn quan tâm: